Cao hoạt huyết được điều chế từ 8 loại dược liệu cổ truyền quý giúp lưu thông tuần hoàn máu, chống cục máu đông thích hợp với các trường hợp tiền đình, thiếu máu, người xanh xao mệt mỏi.
Nội Dung
1. Thành phần chính của Cao Hoạt Huyết là gì?
Cao Hoạt Huyết với thành phần 100% tự nhiên từ các thảo mộc như Đương Quy, Ngưu Tất, Ích Mẫu, Xuyên Khung, Sinh Địa, Đan Sâm, Gừng, Bạch Quả.
Áp dụng kiến thức Khoa học và máy móc công nghệ hiện đại, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất được những hoạt chất quý từ các Dược liệu cổ truyền, giúp sản phẩm Cao Hoạt huyết phát huy công dụng đúng như cái tên của nó.
Vậy, các thành phần Cao Hoạt huyết có những công dụng tuyệt vời như thế nào?
Cao hoạt huyết
2. Thành phần chính trong Cao Hoạt Huyết có công dụng gì?
2.1. Công dụng của Đương quy
Theo Đông y, đương quy có vị ngọt cay, tính ôn, quy vào 3 kinh tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết, thông kinh [1]. Đương quy là một vị thuốc bổ được sử dụng rất phổ biến trong Đông y trong các bài thuốc trị huyết ứ trệ, thiếu máu xanh xao, cơ thể mệt mỏi, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau kinh, bế kinh [2].
thành phần đương quy trong cao hoạt huyết
2.2. Công dụng của Ngưu tất
Ngưu tất có vị chua đắng, tính bình, quy kinh vào can, thận. Ngưu tất có tác dụng phá huyết, hành ứ, bổ can thận dùng trong các trường hợp đau bụng, kinh nguyệt khó khăn [1].
2.3. Công dụng của Ích mẫu
Theo ghi chép của các tài liệu cổ, ích mẫu có vị cay đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh. Ích mẫu thường được dùng trong các trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều, huyết áp cao, các bệnh về tuần hoàn cơ tim [1].
2.4. Công dụng của Xuyên khung
Xuyên khung có vị cay, tính ôn, quy 3 kinh can, đởm và tâm bào. Xuyên khung có tác dụng lý khí hoạt huyết, giảm đau dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đầu nhức mắt hoa, ngực bụng đầy trướng, phụ nữ sau sinh nở bị dong huyết mãi không dừng [1].
thành phần xuyên khung trong cao hoạt huyết
2.5. Công dụng của Sinh địa
Theo kinh nghiệm cổ, sinh địa là thần dược để chữa bệnh về huyết, sinh địa mát huyết phù hợp với những người huyết nhiệt. Sinh địa có vị ngọt đắng, tính hàn, quy vào 4 kinh tâm, can, thận và tiểu trường. Sinh địa có tác dụng thanh nhiệt, mát máu dùng chữa thương hàn ôn bệnh, huyết nhiệt tân dịch khô kiệt, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai [1].
2.6. Công dụng của Đan sâm
Tài liệu cổ có ghi rằng Đan sâm có vị đắng tính hơi hàn, quy kinh vào tâm, can. Đan sâm là vị thuốc chữa bệnh về máu, có công dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới, chỉ huyết điều kinh dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở, kinh nguyệt nhiều ít đều dùng được [1].
2.7. Công dụng của Gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy, gừng cũng là một loại dược liệu quý có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch, dùng chữa mạch nhỏ, phong hàn thấp tỳ, bụng đau, tay chân lạnh [1].
2.8. Công dụng của Bạch quả
Cao bạch quả bào chế từ lá khô bạch quả được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn máu não nhẹ và vừa, những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, trầm cảm, chóng mặt, ù tai, nhức đầu [2].
thành phần bạch quả trong cao hoạt huyết
3. Ai nên sử dụng Cao Hoạt Huyết?
Người thiếu máu xanh xao, cơ thể mệt mỏi.
Người thiểu năng tuần hoàn não, người bị hội chứng tiền đình với các biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng.
Người suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, kém tập trung nên dùng cao hoạt huyết.
Người sau tai biến mạch máu não hoặc chấn thương sọ não.
4. Ai không nên sử dụng Cao Hoạt Huyết?
Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng Cao hoạt huyết.
5. Sử dụng Cao Hoạt Huyết như thế nào là tốt nhất?
Cao hoạt huyết chế chuẩn không bị đắng, vị thơm ngon rất dễ sử dụng. Cao hoạt huyết được dùng trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống. Trước khi uống nên lắc đều, vị thơm ngon hơn khi uống ấm.
Tài liệu tham khảo:
- Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học: 30-32,48-49,55-59,366-368,654-656,837-841,818-819.
- Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật: 154-158.