Góc sức khỏe

Ít Người Biết Đến Công Dụng Của Nghệ Vàng Với Bệnh Tâm Thần

tính an toàn với công dụng của nghệ với bệnh tâm thần

Nghệ vàng được biết đến với nhiều công dụng quen thuộc như làm thực phẩm, chữa đau dạ dày, làm đẹp,… nhưng ít ai biết đến công dụng của nghệ vàng với bệnh tâm thần.

1. Bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần hay còn được gọi là rối loạn sức khỏe tâm thần là một bệnh phổ biến. Bệnh tâm thần làm biến đổi các hoạt động tâm lý, sinh lý thông thường, hành vi, suy nghĩ, trí tuệ, tình cảm,…

Một số ví dụ về bệnh tâm thần bao gồm: rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt,…

Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần có thể nói đến gồm nhiều yếu tố:

– Yếu tố di truyền: bệnh tâm thần phổ biến hơn ở những người có người thân cũng bị tâm thần. Một số gen nhất định có thể làm nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn.

– Chấn thương não.

– Đôi khi tình trạng cuộc sống khó khăn, thất bại kéo dài cũng có thể là yếu tố gây ra bệnh tâm thần.

– Một số yếu tố khác như áp lực cuộc sống, khác biệt hệ tư tưởng trong gia đình và nhiều yếu tố khác cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần.

Bệnh tâm thần khiến người bệnh gặp rất nhiều bất lợi và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như ở nơi học tập, làm việc, trong các mối quan hệ với mọi người, khiến người bệnh cảm thấy đau khổ, đôi khi khó hòa nhập với mọi người xung quanh.

Bệnh tâm thần có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, từ thời thơ ấu hay khi trưởng thành, và cả những năm về sau đó. Ảnh hưởng của bệnh có thể là tạm thời hoặc lâu dài, vì vậy, cần có biện pháp chữa trị sớm để hạn chế ảnh hưởng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Các triệu chứng của bệnh tâm thần có thể được kiểm soát bằng việc sử dụng kết hợp thuốc với các liệu pháp tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh, hòa nhập với cuộc sống lao động có ích thường ngày.

Bên cạnh sử dụng thuốc tây, nghệ vàng cũng đã được nghiên cứu sử dụng kết hợp để điều trị bệnh tâm thần và cho thấy hiệu quả công dụng của nghệ trong điều trị bệnh tâm thần. Vậy, công dụng của nghệ trong chữa trị bệnh tâm thần đã được nghiên cứu chứng minh như thế nào?

công dụng của nghệ với bệnh tâm thần

công dụng của nghệ với bệnh tâm thần

2. Tính an toàn khi sử dụng với công dụng của nghệ chữa tâm thần

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện nhằm chứng minh tính an toàn của nghệ vàng khi sử dụng đối với bệnh nhân mắc chứng bệnh tâm thần.

Phân tích gộp 6 thử nghiệm lâm sàng trên 377 bệnh nhân trầm cảm, dùng kết hợp thuốc tây điều trị trầm cảm với curcumin. Kết quả cho thấy curcumin an toàn, không có nghiên cứu nào báo cáo về tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng curcumin [1].

Có thể nói việc sử dụng curcumin từ nghệ vàng khá an toàn với bệnh nhân tâm thần.

tính an toàn với công dụng của nghệ với bệnh tâm thần

tính an toàn với công dụng của nghệ với bệnh tâm thần

3. Công dụng của nghệ vàng với bệnh trầm cảm

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra công dụng của nghệ vàng trên bệnh nhân trầm cảm, hoạt chất chính trong nghệ vàng là curcumin có tác dụng giúp cho bệnh tiến triển tốt hơn, cải thiện được các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Trong một phân tích gộp 10 thử nghiệm lâm sàng ở nhiều nước trên thế giới như: Úc, Israel, Ấn Độ, TQ, Iran, Thái Lan và Indonesia. Nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện trên 531 bệnh nhân trầm cảm tham gia ở cả 3 mức độ nhẹ, vừa và nặng. Curcumin được thêm vào phác đồ thuốc tây để điều trị bệnh trầm cảm. Kết quả cho thấy: nhóm bệnh nhân dùng curcumin có tiến triển bệnh tốt hơn so với nhóm bệnh nhân không dùng kết hợp với curcumin [2].

4. Công dụng của nghệ với triệu chứng lo lắng, phiền muộn

Theo ước tính có khoảng 50% số bệnh nhân trầm cảm, mắc kèm theo các triệu chứng lo lắng phiền muộn. Việc điều trị các triệu chứng này giúp cải thiện tình trạng bệnh. Curcumin trong nghệ vàng có khả năng cải thiện được các triệu chứng lo lắng, phiền muộn này.

Trong một phân tích gộp 5 thử nghiệm lâm sàng ở Úc, Iran, Thái Lan. Các nghiên cứu được thực hiện trên 284 bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ và vừa có triệu chứng lo lắng phiền muộn. Bệnh nhân được sử dụng kết hợp với curcumin. Kết quả cho thấy curcumin cải thiện được triệu chứng lo lắng phiền muộn ở những bệnh nhân này [2].

Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra công dụng của nghệ vàng cải thiện được triệu chứng lo lắng phiền muộn, giảm mức độ và ảnh hưởng của bệnh trầm cảm đối với bệnh nhân.

công dụng của nghệ với triệu chứng lo lắng, phiền muộn

công dụng của nghệ với triệu chứng lo lắng, phiền muộn

5. Công dụng của nghệ với bệnh tâm thần phân liệt

Curcumin trong nghệ vàng thể hiện hiệu quả tác dụng với cả bệnh tâm thần phân liệt. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh công dụng của nghệ trong cải thiện tình trạng bệnh này.

Trong một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thực hiện ở Israel. Nghiên cứu được thực hiện trên 38 bệnh nhân tâm thần phân liệt. Nhóm bệnh nhân thử được dùng curcumin 3g/ngày kết hợp với thuốc điều trị tâm thần phân liệt trong khoảng thời gian 6 tháng. Kết quả cho thấy: Nhóm bệnh nhân dùng kết hợp với curcumin cải thiện tốt hơn tình trạng bệnh tâm thần phân liệt so với nhóm chứng không dùng kết hợp curcumin [3].

6. Liều dùng, cách dùng để đạt được công dụng của nghệ với bệnh tâm thần

Theo nghiên cứu của Fusar-Poli và các cộng sự, liều dùng an toàn đối với người mắc các chứng lo lắng, trầm cảm là 0,5 – 1g/ngày trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng thì đạt được hiệu quả [2].

Theo nghiên cứu của Miodownik và cộng sự trên bệnh nhân tâm thần phân liệt, liều sử dụng curcumin là 3g/ngày trong khoảng thời gian 6 tháng [3].

Lưu ý, bên cạnh việc sử dụng nghệ vàng kết hợp với các thuốc tây điều trị bệnh tâm thần, cần kết hợp các liệu pháp tâm lí, tổ chức cho bệnh nhân tham gia các hoạt động và lao động hữu ích để quá trình điều trị được toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân mắc bệnh tâm thần.

Công dụng của nghệ vàng với bệnh tâm thần đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả làm giảm triệu chứng của bệnh trầm cảm, giảm thiểu các chứng lo âu, căng thẳng và làm nhẹ hơn bệnh tâm thần phân liệt.

Clip liên quan:

Tài liệu tham khảo:

  1. Ng, Q. X., Koh, S. S. H., Chan, H. W., & Ho, C. Y. X. (2017). Clinical Use of Curcumin in Depression: A Meta-Analysis. J Am Med Dir Assoc, 18(6), 503-508. doi:10.1016/j.jamda.2016.12.071
  2. Fusar-Poli, L., Vozza, L., Gabbiadini, A., Vanella, A., Concas, I., Tinacci, S., . . . Aguglia, E. (2020). Curcumin for depression: a meta-analysis. Crit Rev Food Sci Nutr, 60(15), 2643-2653. doi:10.1080/10408398.2019.1653260
  3. Miodownik, C., Lerner, V., Kudkaeva, N., Lerner, P. P., Pashinian, A., Bersudsky, Y., . . . Bergman, J. (2019). Curcumin as Add-On to Antipsychotic Treatment in Patients With Chronic Schizophrenia: A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Study. Clin Neuropharmacol, 42(4), 117-122. doi:10.1097/wnf.0000000000000344

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *