Theo khuyến cáo của các chuyên gia về tim mạch, sự thay đổi bất thường (tăng/giảm) của huyết áp là một dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, những dấu hiệu này ít khi được chú ý đến, đặc biệt với trường hợp huyết áp thấp. Mọi người quan tâm tới trường hợp huyết áp cao mà ít để ý tới trường hợp huyết áp thấp, trong khi đó số người mắc huyết áp thấp ngày càng tăng.
Vậy, huyết áp thấp là gì? Có những dấu hiệu huyết áp thấp nào? Hãy cùng Kochi tìm hiểu về huyết áp thấp và 11 dấu hiệu huyết áp thấp thông qua bài viết này nhé!
Nội Dung
1. Thế nào là Huyết áp thấp
Trước hết thì chúng ta tìm hiểu về huyết áp là gì? Huyết áp chính là áp lực đẩu máu vào thành động mạch khi mà tim bơm máu. Chỉ số huyết áp gồm 2 thông số: Huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Hai chỉ số này được hiển thị trên thiết bị đo huyết áp, trong đó số được hiển thị phía trên là huyết áp tâm thu còn số được hiển thị ở dưới là huyết áp tâm trương.
Máy đo huyết áp
- Ở người bình thường, huyết áp thường dao động trong khoảng 120/80 mmHg, nghĩa là 120 mmHg huyết áp tâm thu và 80 mmHg huyết áp tâm trương.
- Huyết áp thấp là khi chỉ số đo được ở người bệnh ở trạng thái nghỉ ngơi với giá trị nhỏ hơn 90 mmHg đối với huyết áp tâm thu và/hoặc nhỏ hơn 60 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Nếu chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg sẽ được chẩn đoán mắc huyết áp thấp.
Một người khỏe mạnh khi đo thấy huyết áp thấp và không có bất kỳ dấu hiệu huyết áp thấp đặc biệt nào thì không cần tiến hành điều trị vì đây không phải là bệnh. Tuy nhiên, nếu được bác sĩ chẩn đoán mắc huyết áp thấp hoặc huyết áp đột ngột giảm xuống mức < 90/60 mmHg thì bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi thường xuyên.
Đối với người đang mắc bệnh mãn tính hoặc người già, nếu đo thấy huyết áp thấp nên được theo dõi và điều trị, vì điều này là nguy cơ gây nguy hiểm cho người bệnh, do não và các cơ quan khác không được tưới đủ lượng máu cần thiết.
Huyết áp thấp do nhiều nguyên nhân, được chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính là:
- Huyết áp thấp sinh lý: vị trí địa lý nơi sống của người bệnh (như vùng núi cao), yếu tố gia đình (tiền sử gia đình có người người mắc huyết áp thấp)
- Huyết áp thấp bệnh lý: do chức năng của một số cơ quan bị suy giảm, như tim, thận, tuyến giáp, hệ thần kinh thực vật,…
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường, cuộc sống căng thẳng, béo phì, suy dinh dưỡng, lạm dụng độc chất trong một số ngành nghề,.. cũng có thể gây mắc huyết áp thấp
2. 11 Dấu hiệu huyết áp thấp
2.1. Hoa mắt, chóng mặt
Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu huyết áp thấp thường gặp
Dấu hiệu huyết áp thấp này sẽ xuất hiện khi thay đổi tư thế một cách đột ngột, như đang nằm thì ngồi bật dậy, đang ngồi một lúc lâu thì đứng đột ngột,.. Khi đó, mọi người sẽ cảm thấy choáng váng, tất cả mọi thứ xung quanh đều xoay tròn không kiểm soát được.
Nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên, mọi người cần hết sức chú ý và cân nhắc đến việc kiểm tra sức khỏe khi thấy cơ thể bất ổn.
2.2. Đầu đau dữ dội, mê sảng
Đau đầu là một trong những dấu hiệu phổ biến ở nhiều bệnh lý, nhưng đối với huyết áp thấp, cơn đau đầu sẽ rất nặng và dữ dội, đặc biệt sau mỗi lần hoạt động mạnh hay khi căng thẳng.
Mỗi người sẽ có tính chất và mức độ đau đầu khác nhau, nhưng thường đau nặng nhất ở vùng đỉnh đầu, có khi vừa đau vừa tê nhức.
2.3. Ngất
Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ngất (mất ý thức đột ngột). Nếu không kịp đề phòng, việc rơi vào tình trạng ngất đột ngột có thể dẫn đến những tai nạn như gãy xương hoặc những chấn thương khác.
2.4. Giảm tập trung
Giảm khả năng tập trung cũng là một trong những dấu hiệu huyết áp thấp mà mọi người nên để ý. Nguyên nhân là do khi bị huyết áp thấp, lượng máu cần thiết cung cấp cho não bị thiếu hụt, khiến các tế bào não không có đủ oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu để duy trì hoạt động bình thường của não, làm giảm khả năng tập trung.
2.5. Mờ mắt
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, dấu hiệu huyết áp thấp điển hình là mất thính giác, thị lực giảm sút làm mắt mờ. Tình trạng mờ mắt một cách đột ngột sẽ gây nguy hiểm nếu mọi người đang tham gia giao thông. Nếu gặp phải trường hợp này, mọi người nên ngồi xuống nghỉ ngơi cho đến khi thị lực và huyết áp trở về bình thường.
2.6. Buồn nôn
Buồn nôn cũng là 1 dấu hiệu huyết áp thấp thường thấy
Buồn nôn và có cảm giảm lợm giọng cũng là 1 dấu hiệu huyết áp thấp. Nếu gặp phải dấu hiệu này, mọi người có thể khắc phục bằng cách nhấm nháp 1 ít nước chanh.
2.7. Da lạnh, nhợt nhạt
Khi bị huyết áp thấp, mọi người thường cảm thấy cơ thể tê cóng và lạnh. Nguyên nhân là do khi huyết áp giảm, lượng máu và oxy cung cấp cho da bị giảm sút khiến thân nhiệt giảm. Trong trường hợp này, để khắc phục mọi người có thể uống 1 cốc nước nóng để làm ấm cơ thể.
2.8. Nhịp tim nhanh, nhịp thở nông
Huyết áp giảm xuống dưới mức bình thường khiến lượng oxy cần thiết giảm, điều này khiến phổi và tim phải hoạt động mạnh hơn để bù đắp lại lượng oxy còn thiếu. Do đó bệnh nhân huyết áp thấp thường có hơi thở nhanh, nông và nhịp tim nhanh.
2.9. Mệt mỏi
Dấu hiệu huyết áp thấp này thường thấy khi người bệnh ngủ dậy, họ thường cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời, không có sức sống, không muốn làm bất cứ điều gì.
Nếu được nghỉ ngơi hợp lý, sức khỏe sẽ nhanh chóng hồi phục nhưng khi đến chiều hoặc tối, người bệnh lại nhanh chóng tái diễn lại cảm giác này.
2.10. Trầm cảm
Những bệnh nhân huyết áp thường buồn bã, uể oải và rất dễ mắc trầm cảm.
2.11. Khát
Khi cơ thể nhận thấy huyệt áp giảm, một tín hiệu từ não sẽ được phát ra khiến mọi người cảm thấy khát và cần bổ sung thêm nước, điều này sẽ giúp huyết áp tăng trở lại.
3. Làm thế nào để chữa trị và phòng ngừa huyết áp thấp
Đối với những người khỏe mạnh, khi bị huyết áp thấp mà chỉ có triệu chứng chóng mặt thoảng qua khi mà đứng lên ngồi xuống thì có thể chưa cần dùng đến thuốc điều trị. Tuy nhiên, trường hợp nặng cần phải điều trị nguyên nhân gây huyết áp thấp. Đối với những người huyết áp xuống quá thấp gây sốc thì cần phải được điều trị cấp cứu kịp thời tại bệnh viện.
Một số phương pháp để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp có thể kể đến bao gồm uống nhiều nước để phòng tránh khả năng cơ thể bị khô nước và nâng cao huyết áp, dùng thêm muối, hạn chế uống rượu bởi vì rượu là nguyên nhân gây giãn mạch, mất nước.
Bạn không nên đứng quá lâu, khi đứng lên cần thao tác từ từ chuyển tư thế. Sau khi ăn nên nằm nghỉ và chia ra ăn thành nhiều bữa nhỏ với những loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Sử dụng các loại đồ uống có tác dụng nâng huyết áp như trà sâm, trà gừng, caffe,… Nhiều ý kiến cho rằng uống caffe có tác dụng co mạch làm tăng huyết áp nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh hiện tượng mất ngủ.
Không nên ăn những loại thực phẩm có tính lợi tiểu như râu ngô, rau cải, dưa hấu, bí ngô,… Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng, nước cam, khoai lang tím,… bởi có thể gây hạ huyết áp.
Trên đây là 11 dấu hiệu huyết áp thấp. Mong qua bài viết trên đây mọi người đã có thể biết thêm bệnh huyết áp thấp và những dấu hiệu huyết áp thấp thường gặp.
Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin của bạn để được tư vấn.