Đái tháo đường, Góc sức khỏe, Tin tức

Liệu Những Dấu Hiệu Tiểu Đường Có Dễ Nhận Ra?

Dấu hiệu tiểu đường thường bao gồm những gì?

Với xu hướng ngày càng trẻ hóa của đối tượng mắc bệnh tiểu đường hiện nay thì việc nhận biết được những dấu hiệu tiểu đường là một việc vô cùng quan trọng. Nếu thấy bản thân có những triệu chứng như vết thương khó lành, buồn nôn… thì khi đó cần chủ động kiểm tra, vì đó rất có thể là dấu hiệu tiểu đường.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (còn gọi là bệnh đái tháo đường) là bệnh đặc trưng bởi sự tăng lượng đường huyết trong cơ thể quá mức bình thường. Nguyên nhân có thể do sự thiếu hay thừa (bất ổn định) về nồng độ insulin, hoặc do kháng insulin từ đó có thể dẫn tới hàng loạt các rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn chuyển hóa mỡ, chất khoáng…

Mặc dù trong trường hợp bị tiểu đường, nếu bạn vẫn kiểm soát chặt chẽ được lượng đường trong máu thì có thể ngăn chặn được nhiều biến chứng của các bệnh tiểu đường có thể xảy ra.

Tiểu đường thường được chia làm các loại:

  • Tiểu đường type 1
  • Tiểu đường type 2
  • Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn ngừa được biến chứng nếu có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với điều chỉnh lối sống, sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống hàng ngày phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Tuy nhiên, chính vì không để ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày, nhiều bệnh nhân tiểu đường vẫn có nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như:

  • Biến chứng ở da. Những biểu hiện ở da dường như là những biểu hiện đầu tiên của người mắc bệnh đái tháo đường. Nếu biết cách ngăn ngừa và phát hiện sớm, biến chứng này hoàn toàn có thể khắc phục được. Những biể hiện này là các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn hoặc nấm, ngứa ngoài da.
  • Biến chứng ở mắt.
  • Tổn thương thần kinh gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường.
  • Biến chứng ở bàn chân là biến chứng hay gặp của bệnh nhân tiểu đường. Các biến chứng này xảy ra khi có biến chứng tổn thương thần kinh, gây nứa ran, đau rát hoặc yếu chân, có thể nặng là mất cảm giác ở bàn chân, lưu lượng máu đến chân kém.
  • Biến chứng ở thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Biến chứng này khiến cho thận giảm hoặc mất chức năng của nó, đặc biệt là chức năng lọc và thải trừ các chất độc trong máu.
  • Bệnh nhân đái tháo đường còn hay gặp phải tình trạng huyết áp cao.
  • Biến chứng nghiêm trọng gặp phải nữa là đột quỵ.

Dấu hiệu tiểu đường thường bao gồm những gì?

Dấu hiệu tiểu đường thường bao gồm những gì?

2. Bạn có biết những dấu hiệu tiểu đường này không?

Các dấu hiệu tiểu đường ở thời kì đầu thường rất nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng nào cả, chính vì vậy có rất nhiều người khi bị nặng hoặc xuất hiện biến chứng rồi thì mới phát hiện ra.

2.1. Dấu hiệu tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1, hay mọi người còn biết đến với tên là tiểu đường vị thành niên, vì thường xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên. Loại tiểu đường này là do tuyến tụy của bệnh nhân sản xuất ít/không sản sinh insulin, chính vì thế họ phải điều trị bằng insulin mãi.

Triệu chứng tiểu đường type 1 thường xuất hiện nhanh chóng, thường và vài ngày/tuần và thường điển hành bởi 5 triệu chứng sau:

Đói bụng nhanh, kèm theo mệt mỏi

Thức ăn sẽ được chuyển đổi thành năng lượng để cung cấp cho toàn bộ hoạt động trong cơ thể. Vấn đề là các tế bào đều cần insulin để hấp thụ glucose được nên nếu mà kh cơ thể sản sinh không đủ/ không sản sinh insulin, hay kháng insulin thì glucose sẽ không thể xâm nhập vào tế bào, cơ thể không có năng lượng để tiếp tục làm việc. Chính vì vậy người bệnh thường cảm thấy nhanh đói và mệt mỏi hơn.

Đói nhanh - một dấu hiệu tiểu đường dễ nhận thấy

Đói nhanh – một dấu hiệu tiểu đường dễ nhận thấy

Đi tiểu nhiều, nhanh khát:

Nếu là người bình thường, trong một ngày nhu cầu bình thường là từ 4-5 lần đi tiểu, nhưng đối với người bệnh thì cái “triệu chứng tiểu đường” này xuất hiện thường xuyên hơn.

Các bạn có băn khoăn vì sao lại như vậy không?

Thường glucose sẽ được tái hấp thu ở thận nhưng nếu lượng đường huyết trong cơ thể ở mức quá cao, thận khó mà có thể đưa tất cả lại mà chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu. Khi nước tiểu nhiều, tất yếu sẽ phải đi tiểu nhiều hơn, mà đi tiểu nhiều hơn đương nhiên sẽ khát rồi. Mà khi khát uống nước nhiều hơn, lại thành đi tiểu nhiều hơn. Điều này trở thành một vòng lặp luẩn quẩn khi mắc bệnh tiểu đường.

Ngứa da

Sơ dĩ xuất hiện ngứa da vì cơ thể đã mất một lượng nước lớn qua nước tiểu, độ ẩm cho những vùng khác trên cơ thể sẽ ít hơn, dẫn tới khô và ngứa da.

Sụt cân

Tiểu đường khiến cơ thể không chuyển hóa được năng lượng từ thức ăn, nên phải lấy năng lượng từ mỡ và cơ, tất yếu dẫn tới sụt cân.

Thị lực giảm:

Đường huyết cao làm thủy tinh thể bị sưng, ảnh hưởng tới tầm nhìn, khiến mắt mờ, thị lực giảm.

2.2. Dấu hiệu tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là bệnh mạn tính hay thấy ở người > 40 tuổi, tiền sử mắc bệnh trong gia đình hoặc thừa cân béo phì. Tiểu đường type 1 thì ít/ không có triệu chứng mà thường khi xuất hiện các biến chứng ròi, bệnh nhân mới biết mình bị bệnh tiểu đường. Bạn có thể được chẩn đoán tiểu đường khi đi khám bệnh viện với những bệnh khác mà vô tình xét nghiệm lượng đường huyết.

Một số triệu chứng tiểu đường có thể xuất hiện như sau:

Nhiễm trùng

Ai mắc bệnh tiểu đường đều có thể bị nhiễm nhiễm trùng nấm men. Nấm men ăn glucose nên khi mà lượng glucose nhiều, chúng phát triển một cách mạnh mẽ.

Nhiễm trùng phát tiển ở nếp gấp ẩm của da như giữa ngón tay ngón chân, dưới ngực, tại bộ phận sinh dục.

Vết thương lâu lành

Về lâu về dài, lưu lượng trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi lượng đường trong cơ thể, gây các tổn thương thần kinh khiến vết lương lâu lành. Ngoài ra có một kết quả điển hình khác của tổn thương thần kinh và đau hoặc tê ở vùng chân.

2.2. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Hiếm khi thấy được tiểu đường thai kỳ xuất hiện vất cứ triêu chứng nào rõ rệt, và thường các dấu hiệu tiểu đường này sẽ phát hiện trong khi khám thai định kì. Thường các dấu hiệu tiểu đường cũng chỉ là tiểu nhiều, khát nước, mệt mỏi, ngoài ra còn tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị cho phép. Thời điểm có thể phát hiện thường là lúc thai 28 tuần tuổi.

Mệt mỏi khi mắc tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Phòng ngừa đái tháo đường là việc làm cần thiết tránh được những mệt mỏi vì căn bệnh này và những chứng bệnh liên quan về sau. Vì vậy, điều cần thiết là bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý ngay từ đầu để phòng ngừa bệnh. Nếu bạn hoặc người thân bị đái tháo đường, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức để có một chế độ ăn uống phù hợp hơn với người bị đái tháo đường, từ đó giúp kiểm soát bệnh được tốt hơn.

Bạn cũng có thể tham khỏa một số loại thực phẩm sử dụng hàng ngày hỗ trợ hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu là tỏi đen. Nghiên cứu khoa học đã được thực hiện và chứng minh việc sử dụng tỏi đen hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn giúp bệnh nhân đái tháo đường phòng ngừa được những biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Tuy tỏi đen rất tốt nhưng nên biết cách lựa chọn tỏi đen chất lượng từ các thương hiệu có uy tín trên thị trường.

Khi mà đã hiểu rõ các dấu hiệu tiểu đường, hy vọng mọi người có thể có những cách để phòng và ngừa những biến chứng nghiêm trọng hơn của căn bệnh, vì một tình trạng sức khỏe tốt cho chính bản thân, cả bản thân và thai nhi (tiểu đường thai kỳ).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *