Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Ung thư

Ung Thư Phổi Sẽ Biến Mất Khi Biết Điều Thần Kì Sau

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi – một bệnh nghiêm trọng. Không khí ngày càng ô nhiễm và nhiều khói bụi là căn nguyên của rất nhiều căn bệnh đường hô hấp. Một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất về đường hô hấp đó chính là ung thư phổi. Sau đây, KOCHI sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin cơ bản về bệnh lý ung thư phổi này.

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi còn được gọi là u phế quản ác tính. Khối u này xuất hiện khi tế bào bị ung thư hóa xuất phát từ lớp biểu mô phế quản, hoặc tiểu phế quản, có khi từ phế nang, thậm chí ở cả tuyến của phế nang.

Theo báo cáo hàng năm của Tổ chức y tế thế giới, ung thư phổi hiện nay đang đứng đầu với tỷ lệ mắc và tử vong so với các căn bệnh ung thư khác. Còn nước ta, ung thư phổi chỉ đứng thứ hai sau u ác tính gan. Đây là hồi chuông cảnh báo mức độ nghiêm trọng của bệnh và đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu kỹ và hành động ngay.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là gì?

2. Nguyên nhân ung thư phổi 

2.1. Hút thuốc lá

Đây là nguyên nhân căn bản nhất của ung thư phổi mà các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày vẫn đưa tin. Thậm chí ngay trên bao thuốc lá cũng có ghi rõ hút thuốc lá sẽ dẫn đến u phổi ác tính. Nhưng những người hút thuốc lá vẫn mảy may không lo sợ hoặc nghiêm trọng hơn là nghiện thuốc lá rồi dẫn đến hậu quả là mắc bệnh này. 

Một hậu quả nặng nề hơn là không chỉ những người hút thuốc lá mới bị bệnh mà những người xung quanh hít phải khói thuốc cũng bị ung thư phổi. Hay là bố hút thuốc lá mẹ đang mang thai thì đứa con cũng sẽ bị biến dạng. 

Vì vậy, đừng hút thuốc lá, hãy vì bản thân và chính những người thân yêu của bạn!

Nguyên nhân của ung thư phổi

Nguyên nhân của ung thư phổi

2.2. Ô nhiễm môi trường

Khói bụi, các chất thải độc hại trong không khí không chỉ là nguyên nhân của ung thư phổi mà còn là căn nguyên của nhiều căn bệnh đường hô hấp khác. Một bầu không khí trong lành rất quan trọng. Nó giúp ta khỏe mạnh và phòng chống rất nhiều bệnh nguy hiểm.

2.3. Nghề nghiệp 

Những người có nghề nghiệp tiếp xúc với phóng xạ hoặc amiăng thì có tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao. Ví dụ như những người kỹ thuật viên, bác sĩ làm trong phòng chụp X quang, CT thì sẽ dễ bị đột biến gen mắc ung thư cao hơn người bình thường.

Môi trường làm việc rất quan trọng nó quyết định đến sức khỏe của những người lao động. Ví dụ những công nhân làm ở mỏ than thường xuyên hít phải bụi mịn, lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư phổi.

2.4. Yếu tố di truyền.

Gia đình nào có tiền sử ung thư phổi thì những thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao vì được thừa hưởng gen ung thư đó.

3. Triệu chứng của ung thư phổi

Giống như các căn bệnh ung thư khác, ung thư phổi rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu và thường nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phổi hoặc lao phổi. Ở các giai đoạn sau, các biểu hiện dần rõ hơn và có thể nhận biết chắc chắn hơn.

Bạn cần lưu ý khi gặp các biểu hiện sau, nó có thể tiềm ẩn khả năng ung thư phổi:

  • Ho: đa số bệnh nhân có triệu chứng ho khan, ho ra máu, ho có đờm.

Ho- Dấu hiệu của ung thư phổi

Ho – Dấu hiệu của ung thư phổi

  • Khó thở: khi đến thăm khám các bệnh nhân đều chỉ ra có gặp tình trạng khó thở do có khối u làm hẹp khí quản hoặc do đường thở bị chèn ép bởi khối hạch trung thất. Thỉnh thoảng, khi ngủ bệnh nhân sẽ phát ra tiếng thở khò khè.
  • Đau ngực: tính chất đau kéo dài, âm ỉ, đau tăng khi ho thậm chí khi hít thở sâu. Hay gặp khi khối u đã lan tràn ra thành ngực. Thường đau ở vùng ngực, lưng hoặc vai.
  • Khàn tiếng: do khối u phổi trái hoặc u hạch trung thất đè vào dây thanh âm trái.
  • Đau cánh tay và bả vai, ngón tay tê bì khi khối u đè ép đám rối thần kinh cánh tay.

Đau vai- Dấu hiệu của ung thư phổi

Đau vai- Dấu hiệu của ung thư 

  • Hạch cổ: rắn chắc, nó to nhanh nhưng không viêm nhiễm vùng họng, miệng.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

4. Chẩn đoán ung thư phổi

4.1. Chụp X-quang ngực

Giúp phát hiện và xác định khối u và trị trí của nó cùng những bất thường trên phổi. Đây là phương pháp hay được các bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có nghi ngờ ung thư phổi. Nhưng nhược điểm là những khối u quá nhỏ có thể bị bỏ qua khi chụp X-quang. Thường được kết hợp với chụp CT lồng ngực để chẩn đoán chính xác hơn.

Chẩn đoán ung thư phổi

Chẩn đoán ung thư phổi

4.2. Cắt lớp vi tính lồng ngực

Có thể chẩn đoán được các khối u nhỏ, đặc điểm khối u, hạch trung thất làm cơ sở đánh giá giai đoạn bệnh.

4.3. Nội soi phế quản

Dùng ống nội soi đưa vào mũi qua đường khí quản tới phổi để xác định được hình dáng và kích thước u, độ dài từ vị trí u đến ngã ba khí quản, nhất là có thể làm thêm sinh thiết khối u nếu được chỉ định.

4.4. Mô bệnh học

Là tiêu chuẩn tiên quyết trong chẩn đoán ung thư phổi. Thực chất là sinh thiết khối u để làm xét nghiệm. Với khối u trung tâm thì sinh thiết qua nội soi khí phế quản. Còn với khối u ngoại vi thì sinh thiết xuyên thành ngực. 

4.5. Xét nghiệm chỉ điểm U

Các chất chỉ điểm u bao gồm SCC, CEA, Cyfra 21-1, NSE có thể giúp chẩn đoán ung thư phổi.

5. Điều trị ung thư phổi

5.1 Phẫu thuật cắt bỏ

Đây là biện pháp thường được áp dụng trong các bệnh ung thư. Thường ung thư phổi giai đoạn 1, 2 chưa di căn thì bệnh nhân có cơ hội khỏi bệnh cao bằng cách phẫu thuật cắt bỏ. Thường áp dụng trên thực tế như sau:

  • Phẫu thuật cắt thùy phổi.
  • Phẫu thuật cắt bỏ phổi.
  • Phẫu thuật cắt hình chêm.

5.2. Xạ trị

Mục đích: tiêu diệt hoặc làm nhỏ khối u. Người ta sử dụng chùm tia năng lượng cao như tia gamma chiếu vào nơi có khối tế bào ung thư phổi.

5.3. Hóa trị

Mục đích: giết hoặc ngăn sự tăng trưởng của tế bào ác tính bằng cách sử dụng thuốc. Có thể kết hợp với xạ trị.

5.4. Liệu pháp nhắm đích

Sử dụng thuốc chỉ tác động đến tế bào ung thư phổi mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh với mục đích tiêu diệt hoặc giảm sự lây lan ra các bộ phận khác.

6. Phòng ngừa ung thư phổi

Bạn cần thực hiện các việc sau để phòng ngừa ung thư phổi và các bệnh khác:

  • Bỏ thuốc lá.
  • Ăn nhiều thực phẩm tươi như rau xanh và hoa quả.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt luật lao động và sử dụng đồ bảo hộ.
  • Tập thể dục thể thao.
  • Kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần.

Phòng ngừa ung thư phổi

Phòng ngừa ung thư phổi

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tỏi đen để phòng ngừa ung thư phổi và nhiều căn bệnh khác. Theo Giáo sư Jinichi Sasaki, khi tiêm dịch chiết tỏi đen vào động vật thí nghiệm là chuột mang tế bào ung thư người thì tế bào này biến mất hoặc giảm đi 50% [1].

Tỏi đen giúp phòng ngừa ung thư phổi

Tỏi đen giúp phòng ngừa ung thư phổi

Ung thư phổi là ác mộng của loài người. Để thoát khỏi bệnh ung thư phổi, ngoài các biện pháp điều trị đặc hiệu, bạn có thể bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Tỏi đen đã được nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả. Liên hệ hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin, các câu hỏi thắc mắc tại website để được tư vấn cách lựa chọn sản phẩm chất lượng và cách sử dụng tỏi đen hợp lý nhất.

Cảm ơn quý vị độc giả tham khảo những kiến thức sức khỏe mà KOCHI chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích các bạn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thận. Chúc quý vị mạnh khỏe, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Sasaki, Jin-ichi và các cộng sự. (2007), “Processed black garlic (Allium sativum) extracts enhance anti-tumor potency against mouse tumors”, Energy (kcal/100 g). 227, tr. 138.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *